Dạo quanh một vòng trên diễn đàn mình thấy có khá nhiều các mẹ hỏi về cách tự may rèm để tiết kiện chi phí khi mới mua nhà. Tiện đây mình cũng chia sẻ luôn cho các bạn một vài mẫu rèm đơn giản đó là mẫu rèm đục lỗ (rèm ore) và rèm ly chiết.
Công tác chuẩn bị.
Chọn vải may rèm
Khi ai đó nhìn vào chiếc rèm của của một căn hộ, người ta sẽ đánh giá được “gu” thẩm mỹ chủ nhân, nói cách khác, rèm cửa sẽ thể hiện cá tính và con người của bạn.
Những loại vải có bề mặt mềm mại và bóng mượt sẽ thích hợp cho mùa hè. Hoa văn trang nhã hay đơn sắc trên nền lụa trơn, gấm, voan… trông rất sang trọng. Nếu bạn thích một phong cách “thân thiện” hơn có thể chọn vải bề mặt hơi thô ráp như vải bố, bạt, vải tuýt, thổ cẩm…
Lưu ý khi chọn mua vải may rèm các bạn nên chọn loại vải có khổ cao 2,8-3,2m để thuận tiện cho việc may rèm.
Các bạn có thể tìm mua các loại vải này ở rất nhiều cửa hàng bán vải may mặc, vải rèm, sofa chuyên dụng.
Xác đinh kiểu may rèm cho nhà mình.
Không những thế, những chiếc rèm cửa phù hợp sẽ giúp cho sinh hoạt gia đình thuận tiện và giảm đi được cái nắng gắt của mùa hè. Trước khi mua (hoặc đặt may) rèm cửa, bạn phải cẩn thận xác định kiểu may hợp lý, đo đạc chính xác số liệu để tránh trường hợp sai sót đáng tiếc, nó vừa tốn thời gian lại vừa làm xấu đi tấm vải ban đầu.
Nếu có hộc thạch cao.
Thông thường nếu thiết kế sẵn hộc thạch cao thì đơn giản nhất các bạn cố có thể may lớp bên trong và lớp bên ngoài theo kiểu rèm xếp ly.
Nếu không có hộc thạch cao và lắp ngang tường
KLhi lắp ngang tường chúng ta sẽ phải sử dụng những gá đỡ thanh treo rèm, lớp bên ngoài là lớp vải chống nắng thường được may theo kiểu rèm đục lỗ, lớp bên trong thì may theo kiểu rèm xếp ly.
Tiến hành tự may rèm theo từng bước sau
1. Hướng dẫn đo đạc
- Xác định ví trí cần lắp rèm để đo chiều rộng và tính vải may rèm
- Các định vị trí chiều cao để cắt vải may rèm, khổ vải thông thường là cao 2,8m nếu nhà bạn cao hơn thì có thể tính mua thêm vải để can chiều cao.
- Với 2 bước đơn giản bên tren chúng ta đã có kích thước cầm làm rèm cửa ô cử sổ.
2. Cách tính vải may rèm cửa, phụ kiện khác để đi mua.
Mua vải:
Khi may rèm cửa chúng ta cần có đọ nhún (sóng) để tạo sự mềm mại cho những bộ rèm cửa. Chính vì vậy mà khi may rèm chúng ta sẽ phải nhânvải với hệ số 2.5-3.0 cụ thể như sau:
Ví dụ: Cửa sổ cần may nhà bạn chiều ngang rộng 3.0m thì bạn sẽ phải mua số vải là: 3.0 x 2.5 = 7.5m
Mua phụ kiện.
Phụ kiện là một phầm không thể thiếu để có một bộ rèm cửa hoàn thiện, khi tự may rèm chúng ta cần phải có những thứ sau:
- Mếch nhựa hoặc cau su để có sóng rèm tròn đẹp.
- Các loại móc chữ s để móc rèm vào thanh.
- Các loại vòng nhựa để luồn rèm vào thanh.
- Thanh treo rèm cắt theo kích thước cửa và trụ đỡ đi kèm.
3. Tiến hành tự may rèm cửa.
Cái này viết thì hơi bị khó hiểu tuy nhiên mình có sưu tầm 1 video hướng dẫn cũng khá chi tiết để các bạn tham khảo chứ viết ra cũng khó hiểu lắm. các bạn cứ xem ky vide nhớ các bước rồi làm.
https://www.youtube.com/watch?v=rBhfAKIFACE&feature=youtu.be
Các bước may rèm ore
Bước 1: Chuẩn bị rèm theo kích thước đã hướng dẫn như trên
Bước 2: Xác định phần trên, dưới của rèm
Bước 3: May gập 2 bên và may phần gấu rèm. Nếu bạn không nghĩ mình có thể may thẳng được. Vậy thì hãy sử dụng những chiếc ghim để định vị loại đoạn cần may. Cách này sẽ giúp bạn may đẹp và nhanh hơn đó.
Bước 4: May mếch theo kích thước đã đo bên trên. Sau đó tiếp tục may đường cố định 2 bên.
Bước 5: Dùng một chiếc bút chì hoặc phấn để đánh dấu vị trí mà bạn sẽ đặt Ô rê. Như đã nói ở trên, khoảng cách giữa hai ô – rê là 13cm. Bạn có thể rút ngắn lại từ 7cm – 10cm đều được, như vậy đỡ tốn vải hơn.
Bước 6: Bạn nên may thêm một hoặc hai chiếc dây buộc để tạo điểm nhấn cho rèm, cũng là để buộc rèm lại khi cần thiết.
Bước 7: Dập lỗ ô – rê rồi dùng 2 miếng nhựa móc 2 ô – rê lại với nhau. Và đừng quên nối các miếng nhựa trong suốt giữa 2 ô rê lại với nhau
Cuối cùng thì chỉ cần treo rèm vào thanh treo, treo lên nữa là xong rồi đó.
Các bước may rèm xếp li
Bước 1: Vải sau khi mua về cần được là phẳng bằng bàn là. Hãy đặt tấm vải trên mặt phẳng rộng để là dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bước 2: Gập mí 2 bên rèm lại rồi may lại. Bạn có thể dùng ghim để đánh dấu rồi may cho nhanh và đẹp.
Bước 3: Gập mí bên trên và bên dưới rồi cũng may lại. Tuy nhiên, khi may phần mí bên trên, hãy nhớ để đặt dải băng màu trắng ép vào sau đó chạy may 2 đường chỉ dọc theo 2 bên mép của dải băng màu trắng. Còn khi may mí dưới bạn cũng nên định hình đường may trước rồi may cho đẹp.
Bước 4: Sau khi đã may xong các phần mí thì bạn bắt đầu tính toán khoảng cách giữa các ly. Thường thì 1m vải sẽ chia là 8 ly. Căn cứ vào kích thước vải sau khi đã may phần mí 2 bên để chia li cho phù hợp bạn nhé. Sau khi chia thì đo đạc và đánh dấu lại vị trí giữa các li rồi gập li rèm trên dải băng trắng đã chuẩn bị trước đó (có kích thước rộng 10cm). Đánh dấu liên tục cho đến khi hết chiều rộng vải thì dừng lại. Nhớ để phân biệt được vị trí gấp ly và khoảng cách giữa các ly nhé. Tránh nhầm lẫn may đi may lại rất mất thời gian lại còn làm tấm rèm xấu đi nữa đó.
Số lượng ống ly 2 – 3 tùy thuộc vào sở thích của chính bạn. Tiếp tục dùng bàn là để là lại rèm cho phẳng vì khi đo đạc rồi may rèm rất dễ bị nhăn rồi.
Bước 5: Lấy móc chữ S đã chuẩn bị ra và móc vào rèm. Một đầu móc với đường chỉ may của li, đầu còn lại móc vào thanh treo. Vậy là bạn đã hoàn thành việc may rèm xếp li rồi đó.
Hoàn thiện rèm đã tự may.
Công đoạn cuối cùng để có một bộ rèm cửa Hoàn thiện nữa là lắp đặt.
Các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như:
- Thang, búa, tovit, vít và nở các loại
- Khoan bê tông nữa nhé
Sau khi xác định vị trí cần lắp rèm chúng ta lắp các trụ đỡ thanh lên, sau đó luồn vải vào thanh và nhấc lên trụ đỡ.
chỉ với những bước đơn giản bên trên là các bạn đã có những bức rèm cửa hoàn thiện.
Chúc các mẹ thành công.
Bài viết mới cập nhật